Chính phủ ngày 29/9 ban hành nghị định khuyến khích,ánbộdámnghĩdámlàmsẽđượcmiễntráchnhiệgiường bệt bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Nghị định áp dụng với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, tổ chức hành chính cả nước; viên chức quản lý đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cán bộ dám nghĩ, dám làm là có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, nhằm gỡ điểm nghẽn, nút thắt cơ chế chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Mục tiêu của việc này là mang lại hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển chung.
Cán bộ được khuyến khích và bảo vệ phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan mà không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không có động cơ vụ lợi.
Theo nghị định, cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành thì không bị xử lý trách nhiệm pháp luật. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra, nhưng được cơ quan đánh giá đúng chủ trương, động cơ trong sáng, vì lợi ích chung, thì được loại trừ trách nhiệm pháp luật.
Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra và gây thiệt hại, nhưng được cơ quan đánh giá đúng chủ trương, động cơ trong sáng, vì lợi ích chung cũng được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
Cơ quan cho phép thực hiện đề xuất đổi mới sẽ đánh giá kết quả, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan các trường hợp nêu trên.
Chính phủ cấm lợi dụng chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm để bao che tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước. Cán bộ không được lợi dụng chính sách nêu trên để né tránh, đùn đẩy công việc. Khi có chỉ đạo của cơ quan về tiếp tục hoặc dừng thực hiện đề xuất đổi mới, họ phải chấp hành.
Nghị định được ban hành trong bối cảnh thời gian qua ở nhiều nơi có tình trạng cán bộ, công chức không dám làm, né tránh, đùn đẩy. Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhiều lần yêu cầu thay thế hoặc điều chuyển những người này.
Tháng 9/2021, Bộ Chính trị ban hành kết luận yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách. Việc này tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có, nhưng không phù hợp với thực tiễn; mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Tại kỳ họp Quốc hội tháng 5/2022, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm để tạo đột phá tăng trưởng cho đất nước. Cuối năm 2022, Bộ Nội vụ và Tư pháp thống nhất xây dựng nghị định theo quy trình rút gọn và được Thủ tướng đồng ý.